Chưa được phân loại

3 điều cơ bản TTS nhất định cần biết để vượt qua mùa dịch COVID-19 ở Nhật

By Nguyễn Phương

March 19, 2020

Tình hình dịch COVID-19 ở Nhật khá căng thẳng khi con số về người nhiễm bệnhtăng mỗi ngày. Trong khi tình trạng bệnh dịch bệnh, thiếu thốn nhiều thứ, các bạn thực tập sinh (TTS) đang làm việc ở Nhật cần chủ động trang bị cho mình các kiến thức cơ bản để vượt qua mùa dịch nhé!

  1. Cần biết các đặc điểm lâm sàng của Covid-19

Nhanh chóng phát hiện bệnh để có được phương pháp chữa bệnh kịp thời là điều cơ bản mà chúng ta phải biết để hạn chế nguy hiểm xảy ra. Các chuyên gia của Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các đặc điểm lâm sàng khi người bệnh bị nhiễm Corona Virus như sau:

Thời gian ủ bệnh (1 – 14 ngày): Người nhiễm có các triệu chứng sốt, ho, đau cổ họng.

Thời gian có triệu chứng: phần lớn có triệu chứng trong khoảng 1 tuần

Tình trạng cơ thể: cảm giác suy nhược, mỏi mệt rất mạnh.

Khác so với cảm thông thường, cảm mùa thường thì chỉ có triệu chứng mạnh trong khoảng 3-4 ngày, sau đó cải thiện dần. Tuy nhiên Corona có đặc điểm là các triệu chứng kéo dài.

Dưới đây là triệu chứng theo từng ngày nhiễm bệnh sẽ giúp cho các TTS dễ phát hiện bệnh hơn:

► Ngày 1 ~ Ngày 3

– Triệu chứng giống bệnh cảm

– Viêm họng nhẹ, hơi đau

– Không nóng sốt, không mệt mỏi, vẫn ăn uống bình thường

► Ngày 4

– Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao

– Bắt đầu khan tiếng

– Nhiệt độ cơ thể dao động 36.5+ (tuỳ người)

– Bắt đầu chán ăn

– Đau đầu nhẹ

– Tiêu chảy nhẹ

► Ngày 5

– Đau họng, khan tiếng hơn

– Cơ thể nóng nhẹ, nhiệt độ từ 36.5~37

– Người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương

Với triệu chứng đến ngày thứ 5 sẽ khó nhận ra là cảm hay là nhiễm Corona, cần theo dõi dấu hiệu của cơ thể những ngày tiếp theo:

► Ngày 6

– Bắt đầu sốt, khoảng 37+ độ

– Ho có đờm hoặc ho khan

– Đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt

– Mệt mỏi, buồn nôn

– Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở

– Lưng, ngón tay đau lâm râm

– Tiêu chảy, có thể nôn ói

► Ngày 7

– Sốt cao hơn từ 37.4~37.8

– Ho nhiều hơn, đờm nhiều hơn.

– Toàn thân đau nhức, đầu nặng như đeo đá

– Tần suất khó thở vẫn như cũ

– Tiêu chảy nhiều hơn

– Nôn ói

► Ngày 8

– Sốt gần mức 38 hoặc trên 38 độ

– Khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực, hơi thở khò khè

– Ho liên tục, đờm nhiều, tắt tiếng

– Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau…

► Ngày 9

– Các triệu chứng không thay đổi mà trở nên nặng hơn

– Sốt tăng giảm lộn xộn

– Ho không bớt mà nặng hơn trước

– Dù cố gắng vẫn cảm thấy khó hít thở

  1. Cách chế tạo khẩu trang dã chiến chống Corona Virus

Hiện ở Nhật, khẩu trang là thứ thiếu thốn nhất, không đủ cho nhu cầu của người dân. Vì vậy tự chế cho mình một chiếc khẩu trang dã chiến sẽ giúp ích không nhỏ để tránh được sự lây nhiễm của virus đại dịch toàn cầu này! Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:

Khăn tay cỡ vừa: khăn tay bằng lụa hay bằng voan mỏng sẽ dễ làm và đẹp hơn, không có thì các bạn có thể dùng khăn mặt thay thế tuy nhiên nhược điểm của khăn mặt là khá dày nên khó thở hơn.

Hai sợi dây buộc tóc: bản nhỏ, dễ co giãn

Ghim giấy: chọn loại nhỏ, kẹp chắc chắn

Thực hiện:

Vậy là chỉ vài bước đơn giản nhưng các bạn đã làm được chiếc khẩu trang dã chiến hoàn hảo cho mình. Đặc biệt các bạn có thể giặt hàng ngày và tái sử dụng được.Trong tình hình khan hiếm như hiện nay thì các bạn hãy tận dụng mọi thứ để chuẩn bị cho mình đầy đủ các thứ thiết yếu, bảo vệ sức khỏe nhé!

  1. Các số điện thoại hỗ trợ lao động Việt tại Nhật cần phải biết

Đứng trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 thì Nhật Bản đã quyết định lập các đường dây hỗ trợ lao động nước ngoài ở Nhật trong đó có 10 đường dây hỗ trợ tư vấn tiếng Việt mà các thực tập sinh cần phải biết:

  1. Tỉnh Okinawa: 0570-050-235
  2.  Tỉnh Kumamoto: 080-4275-4489
  3. Tỉnh Fukuoka: 092-286-9595
  4. Tỉnh Yamaguchi: 092-687-6639
  5. Tỉnh Osaka: 06-6941-2297
  6. Tỉnh Kyoto: 075-343-9666
  7. Tỉnh MIe: 080-3300-8077
  8. Tỉnh Nagano: 0120-691-792
  9. Tỉnh Saitama: 048-833-3296
  10. Tỉnh Hokkaido: 011-200-9595

Trên đây là 3 điều cơ bản mà lao động cần phải biết khi làm việc ở Nhật trong mùa dịch bệnh Corona. Mong cho các bạn thực tập sinh đều an toàn, khỏe mạnh để công việc ổn định trong thời kỳ dịch bệnh này. Chúc các bạn vạn sự đều thuận lợi!

Nguyễn Phương