fbpx
6 năm trước Tin tức Nhật Bản

Những nữ võ sĩ samurai nổi tiếng nhất của Nhật Bản

Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng chỉ đàn ông trở thành samurai, lịch sử Nhật Bản có những nữ võ sĩ hào kiệt không kém cánh mày râu.

Trong lịch sử, không hiếm tài liệu ghi chép về những võ sĩ samurai huyền thoại, nhưng phần lớn các câu chuyện đều viết về những người đàn ông.

Theo Japan Times, những nữ võ sĩ samurai được gọi là onna-bugeisha (nữ võ vân giả). Đây là một khái niệm chỉ những phụ nữ xuất thân từ gia đình samurai quý tộc.

Các nữ võ vân giả cũng có kỹ năng phòng thủ, thành thạo các loại vũ khí và luôn sẵn sàng chinh chiến. Naginata, một loại lưỡi kiếm có tay cầm dài, chính là vũ khí phổ biến của các onna-bugeisha. Họ cũng được huấn luyện để dùng đoản kiếm kaiken và biết kỹ thuật tantojutsu (phép đánh bằng đoản dao) của ninja.

Chân dung một onna-bugeisha. Ảnh: North Vancouver Brazilian Jiu Jitsu.

Tomoe Gozen, người nổi tiếng với lòng trung thành và can đảm, đã chiến đấu trong trận Awazu năm 1184. Theo cuốn Chuyện kể Heike, Tomoe đặc biệt xinh đẹp với làn da trắng, tóc dài, tài nghệ xuất chúng. Nàng là một cung thủ mạnh mẽ, có sức địch nghìn người. Khi lâm trận, tướng Minamoto no Yoshinaka thời Heian phong nàng làm đại tướng, trang bị áo giáp dày, đao to, cung tên lớn. Lần nào cũng không ai lập công lớn hơn nàng.
Một trong số ít nữ samurai nổi tiếng là Tomoe Gozen. Từ Gozen luôn đính kèm sau tên một số nữ samurai. Đó không phải họ, mà là một kính ngữ dùng để tôn xưng những phụ nữ có vị thế cao trong xã hội.Phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngang bằng, các chiến binh samurai thuộc cả hai giới đều thực thi nhiệm vụ như nhau. Do đó, nam nữ thường đối đầu nhau trong những trận chiến dưới thời Heian (từ năm 794 đến 1185) và Kamakura (từ năm 1192 đến 1333).

Tomoe Gozen trong tranh của hoạ sĩ Shitomi Kangetsu (1747–1797).

Tuy nhiên, thân phận của phụ nữ trong xã hội Nhật Bản bắt đầu thay đổi vào đầu thế kỷ 17 dưới thời Edo. Theo quy ước về trật tự xã hội mới trong thời bình, giới onna-bugeisha phải từ bỏ vị thế của những nữ chiến binh hào kiệt để làm vợ, làm mẹ. Cuộc sống thụ động “gọi dạ bảo vâng” khiến tiểu thư của những tướng lĩnh trong triều không thể tòng quân, thậm chí bị cấm đi lại tự do ngày thường.Những câu chuyện khác về các onna-bugeisha đã được ghi chép cho đến thời kỳ Sengoku (giữa thế kỷ 15 – đầu thế kỷ 17). Nhà sử học Stephen Turnbull đã viết trong cuốn “Những nữ chiến binh Samurai 1184-1877” rằng, bằng chứng khảo cổ học dù ít ỏi cũng cho thấy sự góp mặt của phụ nữ trong các trận chiến lịch sử.

Dưới nền cai trị độc đoán của Mạc phủ Tokugawa vào giữa thế kỷ 17, các trường học đã được mở ra để dạy nghệ thuật naginata cho phụ nữ, như một phương pháp rèn luyện đạo đức. Dù không thông võ nghệ, phụ nữ Nhật Bản thời xưa vẫn được cho là luôn sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ đe doạ đến gia đình hay làng xóm.

Một nữ chiến binh samurai thời xưa tại Nhật Bản. Ảnh: Pinterest.

Ngày nay, người Nhật vẫn tưởng nhớ Nakano và nhóm nữ chiến binh Joshigun trong Lễ hội mùa thu Aizu hàng năm tại Fukushima. Hàng năm vào tháng 9, một nhóm các thiếu nữ Nhật Bản sẽ mặc trang phục hakama (che phủ phần dưới cơ thể như váy rộng) và đeo băng đô shiro truyền thống, tham gia đám rước để vinh danh những nữ chiến binh samurai này.Tới cuối thế kỷ 19, một onna-bugeisha huyền thoại khác có tên Nakano Takeko đã ghi danh sử sách. Nakano lập ra Joshigun, một nhóm nữ chiến binh đặc biệt. Cũng sử dụng naginata, Nakano từng lấy mạng 172 người. Cô chết vì một vết đạn khi đang chỉ huy đội quân Joshigun trong cuộc nội chiến Boshin (1868 – 1869).

Du khách đến Fukushima ngày nay có thể viếng thăm mộ của Nakano Takeko trong đền Hokaiji, thành phố Aizuwakamatsu, tỉnh Fukushima. Nơi này chỉ cách ga Aizu-Bange 6 phút đi bộ.

Theo VNE