fbpx
4 năm trước Chưa được phân loại

Mottainai – Trân trọng tài vật là yêu quý cuộc sống của chính mình

Ở Nhật Bản người ta có thể gọi tên lối sống tiết kiệm bằng hẳn thuật ngữ Mottainai để nâng cao ý thức sống có trách nhiệm với chính bản thân và đất nước mình.

Mottainai (Tiếng Nhật viết もったいない) là một thán từ trong ngôn ngữ của người Nhật có nghĩa là “Lãng phí quá” hay “Thật là lãng phí”.

Việc sử dụng mottainai hằng ngày gắn liền với khái niệm hối tiếc của Phật giáo về việc phung phí hoặc lạm dụng các đối tượng vật chất hoặc các tài nguyên khác.

Mottainai cố gắng truyền đạt giá trị vốn có trong một vật và khuyến khích mọi người sử dụng các mọi thứ hết công dụng hoặc cho đến khi hết tuổi thọ của chúng. Nếu một món đồ chơi bị hỏng, hãy sửa chữa nó; và chăm sóc tốt mọi thứ.

Câu cảm thán này được dùng khi sử dụng thức ăn. Trẻ em ở Nhật, từ nhỏ, luôn được nhắc nhở khi dùng bữa không được để sót bất kỳ hạt cơm nào trong bát. Rộng hơn, mottainai còn được dùng để chỉ sự tránh lãng phí về thời gian, trí tuệ, năng lực… bị bỏ đi một cách đáng tiếc trong khi giá trị sử dụng vẫn còn.

Bây giờ, nếu bạn đã từng nghe tới từ mottainai bên ngoài Nhật Bản, rất có thể là nhờ ảnh hưởng của nhà môi trường người Kenya – Wangari Maathai. Khoe chiếc áo phông in chữ, cô giới thiệu thuật ngữ này tại một phiên họp của Liên Hợp Quốc như một khẩu hiệu bảo vệ môi trường. Nhờ sự ủng hộ không mệt mỏi của cô ấy trong việc sử dụng hiệu quả các tài nguyên có hạn, tinh thần của mottainai, Wangari Maathai đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2004, đưa cô ấy trở thành người phụ nữ châu Phi đầu tiên giành được giải thưởng cao quý này.

Mottainai là nét văn hóa thể hiện rõ ràng nhất quan niệm và cách sống trân trọng tài nguyên thiên nhiên của người Nhật. Cảm giác trân quý những tạo vật phục vụ cho cuộc sống và thái độ tiết kiệm này còn được người Nhật áp dụng trong cả vấn đề tài chính, khi họ luôn giữ một thái độ kiểm soát và đúng mực với các chi tiêu của mình.


Hải Liên (Theo allabout-japan.com, Wikipedia)