fbpx

Hải Phong có thể giúp gì cho bạn?

Bạn cũng có thể kéo xuống dưới đây để tìm kiếm câu trả lời bạn mong muốn

Các câu hỏi thường gặp

1. Đã từng đi Nhật có đi được nữa không?

Thông tin về tư cách lao động mới.

Các Thực tập sinh 14 ngành nghề, hiện đang làm việc tại Nhật; sau thời gian 3 năm thực tập có thể đổi ngay sang tư cách lưu trú mới 特定技能1号 (Kỹ năng đặc biệt loại 1), có thời hạn visa tối đa 5 năm (gia hạn từng năm).

14 ngành nghề đó là:
1) Chăm sóc người già.
2) Vệ sinh tòa nhà.
3) Gia công nguyên liệu (gỗ, kim loại, plastic, đá v.v…)
4) Gia công cơ khí
5) Cơ điện, điện tử
6) Xây dựng
7) Đóng tàu
8. Chỉnh bị, sửa chữa Xe hơi
9) Công việc liên quan đến phi trường
10) Khách sạn
11) Nông nghiệp
12) Ngư nghiệp
13) Chế biến thực phẩm
14) Nhà hàng

Các thực tập sinh đã về nước có thể đi lại với điều kiện chứng minh là đã làm đúng ngành nghề ít nhất 6 tháng.

Vì đã hợp thức hóa tư cách lao động mới nên đơn xin Visa diện KỸ THUẬT VIÊN sẽ bị xét vô cùng khó khăn. Ai đã xin cục xuất nhập cảnh Nagoya sẽ biết, thông thường hồ sơ trước đây chỉ 2 tháng, bây giờ kéo tới 5 hoặc 6 tháng. Và nếu đi không đúng ngành học, rất dễ bị Out. Các bạn xin chuyển việc cũng vậy, nhiều khi hồ sơ họ check lại từ đầu và bác visa nếu thấy không đúng chuyên môn.

Đọc tiếp Thu gọn

2. Thời gian từ khi được tuyển dụng đến khi đi Nhật là bao lâu?

Hiện tại, hàng tháng Thực tập sinh của Công ty Hải Phong có thể được tham gia rất nhiều đợt thi tuyển khác nhau. Thời gian để đi Nhật Bản được tính từ khi thực tập sinh có kết quả trúng tuyển chính thức do đối tác Nhật Bản trực tiếp thi tuyển. Thời gian từ lúc thực tập sinh trúng tuyển đến lúc xuất cảnh là 4 – 6 tháng – phụ thuộc vào thời gian thẩm đinh hồ sơ của Cục quản lý lao động tại Nhật (Jitco) và cuc xuất nhập cảnh (Nyukan),  đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và sự chính xác trong việc khai báo thông tin của thực tập sinh. (do vậy hồ sơ cá nhân của thực tập sinh phải được thực tập sinh khai báo hoàn toàn chính xác).

Đọc tiếp Thu gọn

3. Thực tập sinh sẽ ký những hợp đồng nào?

Chương trình thức tập sinh có 2 loại hợp đồng mà Thực tập sinh gphải ký.

Hợp đồng thứ 1 là hợp đồng của thực tập sinh với cơ quan phái cử (Công ty xuất khẩu lao động) ngay sau khi trung tuyển.

Hợp đồng thứ  2 là hợp đồng ký với công ty tiếp nhận, hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi các em có Visa nhập cảnh vào Nhật Bản nên một số nghiệp đoàn cho ký sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản.

Thực tập sinh không ký trực tiếp với nghiệp đoàn nhưng việc quản lý các TTS nghiệp đoàn có toàn quyền quản lý. Vì công ty tiếp nhận trước khi tuyển dụng phải là thành viên được đăng ký trên cục quản lý lao động ngoài nước tại Nhật (JITCO).

Đọc tiếp Thu gọn

4. Đơn vị đảm bảo quyền lợi của thực tập sinh tại Nhật

Trước tiên các công ty tiếp nhận tại Nhật luôn có người chịu trách nhiệm quản lý hỗ trợ về đời sống, công việc của các thực tập sinh, ngoài ra phía nghiệp đoàn của Nhật đều có người quản lý, giáo viên hướng dẫn là người việt sẽ hỗ trợ, giúp đỡ nếu các vấn đề trong công ty tiếp nhận không giải quyết được.

Ngoài ra công ty Hải Phong cũng có các nhân viên thường trực tại Nhật Bản có thể hỗ trợ giải quyết bất kỳ lúc nào nếu nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận không giải quyết được. Ngoài ra thông qua Facebook, email, điện thoại các em sẽ được hỗ trợ trực tiếp từ Việt Nam nếu các em cần giúp đỡ. Các quản lý, trưởng phòng và ban giám đốc công ty thường xuyên công tác bên Nhật sẽ là nơi tin cậy để hỗ trợ, giúp đỡ các em an tâm sống và làm việc tại Nhật trong thời gian thực tập.

Đọc tiếp Thu gọn

5. Các ngành nghề nào được tham gia chương trình thực tập sinh?

Các ngành nghề nào được tham gia đi thực tập tại Nhật?

Liệu có thể tham gia thực tập sinh với chuyên ngành khác với chuyên môn được đào tạo hay không?

Có 70 ngành và 130 nghề quy định được phép đi thực tập sinh sang Nhật, về cơ bản các bạn sẽ được tư vấn cụ thể khi đăng ký tham gia chương trình của công ty. Với các chuyên ngành, chuyên môn khác được đào tạo cũng có thể tham gia chương trình này.

Đọc tiếp Thu gọn

6. Tôi có được làm công việc đúng tay nghề?

Công ty đảm bảo Thực tập sinh sẽ được tham gia thi tuyển theo các ngành nghề đúng với chương trình đào tạo nếu thực tập sinh yêu cầu.
Đối với những đơn hàng không yêu cầu kinh nghiệm và tay nghề cụ thể, thực tập sinh cũng có thể được tự nguyện đăng ký tham gia thi tuyển, hoặc được đào tạo trước từng đợt thi tuyển để có điều kiện phù hợp với chương trình thi tuyển.

Đọc tiếp Thu gọn

7. Chương trình thực tập sinh và kỹ thuật viên khác nhau như thế nào?

Chương trình thực tập sinh là  vừa học (1 tháng) vừa làm (từ tháng thứ 2), thông qua quá trình làm việc, thực tập kỹ năng thực tế tại Nhật Bản, Thực tập sinh vừa có điều kiện làm việc để nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, vừa có điều kiện học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ bản thân theo ngành nghề Thực tập. Sau 03 năm đến 5 năm, TTS có điều kiện trang bị cho mình một khả năng ngoại ngữ tiếng Nhật vững vàng, tác phong làm việc công nghiệp qua trải nghiệm thực tế tại đất nước có nền kinh tế phát triển thế giới 

Kỹ thuật viên là chương trình làm việc tại Nhật Bản với tư cách là kỹ sư không làm những việc đơn thuần như thực tập sinh mà mang tính kỹ thuật cao như IT, thiết kế, điểu khiển, điều chỉnh máy móc hiện đại như CNC….

Điểm khác nhau giữa Thực tập sinh và Kỹ thuật viên:

– Về TTS: làm việc không quá 3 năm (có thể tăng lên 5 năm cho một số ngành nghề), chỉ làm ở 1 công ty đã thi tuyển, không được làm thêm ở 1 công ty khác, không bảo lãnh được người thân sang nhật, bị hạn chế về nước trong vòng 3 năm, không được tự ý chuyển công ty và chương trình TTS chỉ đi được 1 lần trong đời, và chịu sự quản lí của nghiệp đoàn. Đối tượng tham gia từ 19 đến 38 tuổi, không cần bằng cấp chuyên môn…. đủ điều kiện của công ty đưa ra, với các bạn được đào tạo qua trung cấp, cao đẳng, ĐH là một lợi thế rất lớn.

– Về KTV: làm việc lâu dài, không giới hạn về thời gian nếu gia hạn hợp đồng, có thể ở lại vĩnh trú tại nhật, Được phép chuyển công ty nếu có vấn đề phát sinh, được bảo lãnh người thân (vợ, con) sang nhật, có thể về Việt Nam trong bất kỳ khi nào nếu được sự cho phép của công ty tiếp nhận, mức lương cao hơn TTS. Thông thường mức lương không thấp hơn 18 vạn Yên (khoảng 1700 USD, theo tỷ giá 8/2015) chưa tính giờ làm thêm, đối tượng tham gia phải tốt nghiệp CĐ, ĐH các chuyên ngành về kỹ thuật, IT, cơ khí, thiết kế…..

Đọc tiếp Thu gọn

8. Những yêu cầu nào về tiếng Nhật cho thực tập sinh?

Chương trình Thực tập sinh Nhật Bản không yêu cầu học viên phải biết tiếng Nhật trước khi tham gia chương trình, Tuy nhiên học viên sẽ được công ty đào tạo tiếng Nhật trước và sau khi thi tuyển chính thức với đối tác Nhật Bản:

– Thông thường các học viên tham gia sẽ được đào tạo khóa học cấp tốc về bài giới thiệu bản thân, về văn hóa, cuộc sống, đất nước Nhật bản và kỹ năng khi phỏng vấn.

– Tuy nhiên công ty cũng có các lớp đào tạo cho các ứng viên muốn học tiếng Nhật trước khi tham gia thi tuyển với khóa học từ 2 đến 3 tháng, mức học phí ưu đãi thậm chí là hoàn toàn miễn phí. Với các học viên tham gia lớp học này sẽ có ưu thế cạnh tranh rất tốt khi phỏng vấn, đối tác Nhật sẽ có sự đánh giá cao về sự quyết tâm, tính chủ động và sự chuẩn bị cẩn thận với các học viên này khi tham gia phỏng vấn.

– Sau khi trúng tuyển, thực tập sinh được học tiếng Nhật 04 đến 06 tháng để bảo đảm khả năng giao tiếp cơ bản nhất khi sang Nhật Bản, và được đào tạo cơ bản về luật pháp, văn hóa, nếp sống, sinh hoạt,  đi lại, tại Nhật Bản…

– Sang Nhật Bản, tháng đầu tiên, các Nghiệp đoàn và Công ty tiếp nhận tạo điều kiện để Thực tập sinh chỉ tập trung học tiếng và làm quen với văn hoá, nếp sống tại Nhật Bản.

Chính vì vậy, khi chính thức bắt đầu làm việc, Thực tập sinh đã được trang bị một vốn ngoại ngữ tiếng Nhật và nếp sống sinh hoạt tương đối cơ bản để có thể yên tâm học tập và làm việc tại nước bạn

Đọc tiếp Thu gọn

9. Cách chuyển tiền từ Nhật về Việt Nam

Có 3 cách để chính để chuyển tiền từ Nhật về Việt Nam:

– Cách 1: chuyển tay ba, tức là họ có 2 đầu mối, 1 ở Nhật Bản và 1 ở Việt Nam. Chuyển tiền đến người ở bên Nhật thi người của họ ở Viêt Nam sẽ chuyển về cho gia đình nhà mình đúng như tỉ giá yên đã thống nhất(cách chuyển tiền mạo hiểm => không nên)

– Cách 2: chuyển trực tiếp qua thẻ vào tài khoản của gia đình ở Việt Nam (Tùy theo số lượng tiền đc gửi nhưng tối thiểu khoảng 3000 JPY (khoảng  550,000 VNĐ, theo tỷ giá 8/2015) một lần chuyển.

– Cách 3: có thể nhờ người nghiệp đoàn, công ty hoặc người thân cầm giúp về mỗi khi sang tuyển ở Việt Nam (hẹn bố mẹ lên công ty để nhận tiền). Việc này hạn chế vì có thể bị thu hoặc thất lạc tại sân bay, hoặc bị mất nếu người nhờ cầm tiền về không tốt.

Hi vọng với 3 cách trên bạn sẽ chọn được cho mình một cách chuyển tiền từ Nhật về Việt Nam hợp lý.

Đọc tiếp Thu gọn

10. Giả sử thực tập sinh bị về nước do công ty tiếp nhận phá sản, không có việc làm

Công ty Hải Phong chưa có trường hợp thực tập sinh phải về nước do công ty phá sản hay không có việc làm vì khi đưa người lao động sang một nhà máy, công ty tiếp nhận làm việc. Cán bộ của công ty đã xuống để kiểm định, nhà máy, đơn hàng.

Q: Giả sử nếu có trường hợp đó xẩy ra thì công ty sẽ giải quyết như thế nào?

A: Công ty sẽ chuyển hồ sơ của thực tập sinh sang công ty khác để thực tập sinh tiếp tục làm việc nếu thực tập sinh đồng ý. Nếu thực tập sinh không đồng ý, muốn về nước, công ty sẽ tạo điều kiện cho thực tập sinh về nước và hoàn lại chi phí hợp lý theo quy đinh.

Đọc tiếp Thu gọn

11. Kỹ sư có được hỗ trợ như thực tập sinh năm đầu không?

Khác với thực tập sinh sang Nhật Bản theo chương trình vừa học vừa làm. Trong năm đầu tiên là năm thực tập kỹ năng, TTS chỉ được nhận chi phí hỗ trợ đào tạo nên được tạo điều kiện hỗ trợ tối đa.

Đối với các kỹ sư sang Nhật Bản làm việc được hưởng toàn bộ lương và chế độ đãi ngộ tương đương với lương và chế độ đãi ngộ giành cho kỹ sư người Nhật, do đó, các kỹ sư hoàn toàn có đủ điều kiện để tự trang trải mọi chi phí cho cuộc sống cá nhân của mình.

Đọc tiếp Thu gọn

12. Tiêu chuẩn cho chương trình kỹ sư tại Nhật Bản

Để tham gia chương trình kỹ sư làm việc tại Nhật Bản, trước hết ứng viên phải có tiếng Nhật từ N4 trở lên và bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học theo yêu cầu của từng ngành nghề thi tuyển. Ứng viên phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo yêu cầu của nội dung thông báo tuyển dụng của công ty và chưa từng xin visa vào Nhật Bản.

Đọc tiếp Thu gọn

13. Chương trình thực tập sinh yêu cầu trình độ như thế nào?

Chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản yêu cầu trình độ của ứng viên phải đảm bảo tối thiểu từ Cấp III trở lên.

Tuỳ thuộc vào từng đơn hàng cụ thể, đối tác có thể yêu cầu ứng viên phải trình độ cao hơn, hoặc đã qua đào tạo theo từng ngành nghề phù hợp mới đủ tiêu chí tham gia thi tuyển. (với những ngành nghề đặc thu như may mặc…có thể chấp nhận cấp 2 nhưng bắt buộc phải có kinh nghiệm)

Đọc tiếp Thu gọn

14. Trong trường hợp rủi ro, thực tập sinh có được nhận lại tiền ký quỹ chống trốn?

Có 2 trường hợp rủi ro về trước thời hạn:

– Trường hợp 1: các bạn vi phạm hợp đồng như đánh nhau, ăn cắp ăn trộm, bỏ trốn… bị phía nghiệp đoàn và công ty cho về nước trước thời hạn thi người lao động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, bị phạt hoàn toàn số tiền đặt cọc, tự phải trả tiền vé máy bay, không được nhận lại số tiền bảo hiểm lương hưu (khoảng 3000 đến 5000 USD), không được công ty phái cử giới thiệu việc làm trong nước…

– Trường hợp 2: Người lao động rủi ro bị về nước trước thời hạn hợp đồng vì lý do khách quan thì nghiệp đoàn và công ty phái cử sẽ có trách nhiệm và có hướng giải quyêt tốt nhất cho người lao động. Lúc này công ty phái cử kết hợp cùng nghiệp đoàn có thể sẽ tìm 1 công ty khác tương đương công việc cũ để chuyển cho người lao động. Trong trường hợp không có địa điểm phù hợp và phải về nước thì người lao động sẽ được hỗ trợ tiền vé máy bay về nước. Nghiệp đoàn và công ty phái cử (tức Hải Phong JSC) sẽ hỗ trợ chi phí thất nghiệp, 100% tiền đặt cọc (nếu có). Ngoài ra Hải Phong sẽ giúp đỡ để các bạn có thể nhận lại tiền bảo hiểm lương hưu đúng với quy định của chương trình thực tập sinh.

Đọc tiếp Thu gọn

15. Thực tập sinh có được biết trước công việc tại Nhật?

Đối với công ty Hải Phong, chưa từng có trường hợp nào không được báo trước về công việc trước khi sang Nhật, trước mỗi đợt thi tuyển, thực tập sinh sẽ được tư vấn rất cụ thể về công việc, điều kiện làm việc, chi phí và chế độ cụ thể. Sau khi thực tập sinh sẵn sàng và tự nguyện xin đăng ký tham gia chương trình thi tuyển, công ty sẽ chuyển form – CV và danh sách ứng viên của từng đợt thi tuyển sang Nhật Bản cho đối tác xét duyệt.

Hơn 90% các đợt tuyển của công ty là thi tuyển trực tiếp, thực tập sinh sẽ được đối tác phỏng vấn, thi tay nghề và xét duyệt trực tiếp, mọi thông tin liên quan đến nội dung công việc, TTS có thể được trực tiếp đối tác trao đổi và phổ biến để đảm bảo thực tập sinh hình dung rõ ràng nhất về công việc mà mình sẽ đảm nhiệm tại Nhật Bản.

Đọc tiếp Thu gọn

16. Sau khi kết thúc hợp đồng, thực tập sinh có được gia hạn thêm thời gian không?

Theo quy định của Pháp luật Nhật Bản hiện nay, 03 năm đến 05 năm (với ngành nghề xây dựng)  là thời gian dài nhất giành cho Thực tập sinh nước ngoài Tu nghiệp tại Nhật Bản. Khác với các chương trình lao động, nội dung kế hoạch học tập và làm việc cho Thực tập sinh đã được hoạch định từ trước. Do đó, không có trường hợp được gia hạn hợp đồng đối với chương trình Tu nghiệp Nhật Bản

Đọc tiếp Thu gọn

17. Người đã từng xin visa ở Nhật Bản có được đi thực tập sinh nữa không

Theo quy định của luật Lao động Nhật Bản, Thực tập sinh nước ngoài chỉ duy nhất được sang tu nghiệp một lần tại Nhật Bản. Những thực tập sinh đã sang Nhật Bản Tu nghiệp một lần sẽ không được sang Tu nghiệp tại Nhật Bản một lần nữa, nếu các bạn muốn quay lại Nhật thì bắt buộc phải xin theo tư cách khác, và thời gian quay lại Nhật cũng không thể sang ngay sau khi về nước…

Đọc tiếp Thu gọn

18. Môi trường làm việc tại Nhật Bản ra sao?

– Có thể khẳng định môi trường làm việc tại Nhật Bản là một trong những môi trường thân thiện và ổn định nhất trên thế giới tuy nhiên rất nghiêm khắc và khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng…

 – Thời gian làm việc cơ bản của Thực tập sinh là 08h/ngày,  40h/tuần, Thực tập sinh được nghỉ tối đa 2 ngày/tuần. Thời gian này thực tập sinh được toàn quyền sử dụng để nghỉ ngơi, du lịch, tham quan và tìm hiểu văn hóa đất nước Nhật Bản, tuy nhiên hầu như các công ty tiếp nhận các bạn sẽ làm theo lịch của công ty, tuy nhiên thời gian nghỉ trong năm vẫn sẽ được đảm bảo như luật quy định.

 – Nhiều Thực tập sinh của công ty còn tận dụng thời gian buổi tối trong 03 năm để học tập và củng cố tiếng Nhật vững vàng. Người Nhật rất hiếu học và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để việc học tập của thực tập sinh có điều kiện thuận lợi để phát huy. Nếu sau 03 năm các bạn cố gắng học đạt chứng chỉ N2, N3 thì không phải lo lắng nhiều về công việc và cơ hội sau khi về Việt Nam.

Đọc tiếp Thu gọn

19. Chi phí 1 tháng của thực tập sinh tại Nhật Bản là bao nhiêu?

Nghe nói giá cả ở Nhật Bản rất đắt đỏ, vậy tiền ăn ở Nhật Bản thông thường là bao nhiêu một tháng?

Thực tập sinh có thể được đảm bảo điều kiện sống tốt với thu nhập của mình?

– Giá cả ở Nhật Bản đúng là rất đắt đỏ. Nhưng không phải cái gì cũng đắt và ở vùng nào cũng đắt. Với điều kiện làm việc và thu nhập của mình, Thực tập sinh hoàn toàn có thể được đảm bảo một điều kiện sống tốt và một mức sinh hoạt ổn định.

  – Ở Nhật Bản, thực tập sinh Việt Nam sang cùng đợt được ở cùng ký túc, tự góp tiền đi chợ và tự nấu ăn, giá cả phổ thông ở Nhật Bản không quá đắt, toàn bộ bếp, nước và năng lượng sinh hoạt thực tập sinh đã được công ty trang bị. Hàng tháng, thông thường thực tập sinh Việt Nam giành khoảng trên dưới  200 USD cho chi phí sinh hoạt.

Đọc tiếp Thu gọn

20. Thực tập sinh có cần mang theo nhiều tiền khi sang Nhật Bản?

Thực tập sinh không phải mang theo nhiều tiền khi sang Nhật Bản, vì ngay từ ngày đầu tiên về công ty tiếp nhận, sau khi hoàn tất các thủ tục và được sắp xếp điều kiện ăn ở ổn định, thực tập sinh sẽ được công ty tiếp nhận ứng trước một khoản tiền để chi tiêu và trang bị vật dụng cá nhân thiết yếu trong những ngày đầu ở Nhật Bản

Đọc tiếp Thu gọn

21. Tôi có thể khám sức khỏe ở bệnh viện địa phương được không?

– Khi ứng viên có nguyện vọng tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản, công ty chúng tôi luôn khuyên ứng viên nên thử máu trước xem có bị mắc các bệnh truyền nhiếm như: HIV, Viêm gan (A,B …) không?

 – Khi thực tập sinh lên công ty làm thủ tục, cán bộ công ty sẽ hướng dẫn thực tập sinh đi khám sức khoẻ tổng thể 01 lần ở bệnh viện đủ điều kiện khám cho người Việt Nam đi học và làm việc tại Nhật. Thực tập sinh có giấy chứng nhận khám sức khỏe tại các bệnh viện địa phương đều không có giá trị. Giấy khám sức khỏe của thực tập sinh chỉ có giá trị khi được chứng nhận tại các bệnh viện được Bộ lao động thương binh và xã hội chỉ đinh.   

Đọc tiếp Thu gọn

22. Tôi phải chuẩn bị những gì để tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản?

Để tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản, ứng viên phải trải qua vòng sơ tuyển của Công ty, trong đó vấn đề về sức khỏe (không bị các bệnh truyền nhiễm và ý thức có ý chí, không qua môi giới trung gian, không mất tiền môi giới).

Nếu kết quả sơ tuyển đạt yêu cầu, Thực tập sinh làm thủ tục khai form – nộp hồ sơ theo hướng dẫn của cán bộ tuyển dụng, đi khám sức khỏe và có kết quả xác nhận sức khỏe tổng thể đạt tiêu chuẩn đi lao động và làm việc tại nước ngoài.

Đọc tiếp Thu gọn

23. Tôi có tay nghề và tiếng Nhật sẽ được ưu tiên những gì?

Về cơ bản, thì lương và điều kiện làm việc của Thực tập sinh được đảm bảo theo một tiêu chí cơ bản chung như đã nói ở trên, tuy nhiên, trong năm thứ 2 và thứ 3, những TTS có tay nghề tốt, năng suất và hiệu quả làm việc cao sẽ được đảm bảo quyền lợi hơn về thưởng và các chế độ khác liên quan. (không bắt buộc với doanh nghiệp tiếp nhận)

Về tiến độ, những thực tập sinh có tay nghề, biết tiếng Nhật trước sẽ có cơ hội được tham gia nhiều đợt thi tuyển hơn so với các bạn không có tay nghề, chính vì vậy mà cơ hội trúng tuyển và tiến độ xuất cảnh cũng được đảm bảo hơn.

Đọc tiếp Thu gọn

24. Thực tập sinh sẽ được hỗ trợ những gì sau khi về nước?

– Các bạn sẽ được thanh lý hợp đồng, đồng thời công ty tạo điều kiện, hỗ trợ hoàn lại các cam kết trước xuất cảnh (nếu có).

– Được hỗ trợ, hướng dẫn làm thủ tục nhận lại tiền bảo hiểm lương hưu (tiền Nenkin) từ Nhật Bản. Thông thường số tiền bảo hiểm lương hưu sau 03 năm khoảng  tương đương  60 đến 90 triệu VNĐ (tùy từng công ty làm thêm nhiều hay ít).

– Được công ty Hải Phong giới thiệu việc làm trong nước tại các công ty Nhật bản đang làm tại VN với mức thu nhập cao và ổn định, hiện tại các công ty Nhật tại Việt Nam rất cần những nguồn nhân lực có kinh nghiệm từng làm tại Nhật và biết tiếng Nhật từ N3, N2  (có thể lấy đc trong 03 năm làm tại Nhật).

– Được hỗ trợ, tư vấn để quay lại Nhật làm việc nếu có nhu cầu, tuy nhiên thông thường sau khi về khoảng 1 năm và có chứng chỉ tiếng Nhật N3 trở lên thì việc xin visa sẽ dễ dàng hơn.

Đọc tiếp Thu gọn

25. Nhờ sự trợ giúp của ai khi ở Nhật Bản?

Trước khi Tu nghiệp Nhật Bản, thực tập sinh được ký hợp đồng đầy đủ, trong đó thể hiện rõ ràng những quyền lợi và trách nhiệm của TTS tại Nhật Bản. Tại Nhật Bản, công ty HAI PHONG cử cán bộ đại diện và cán bộ chuyên trách, đảm bảo giải quyết và xử lý nhanh nhất mọi vấn đề phát sinh liên quan đến Thực tập sinh
Trong thời gian Tu nghiệp tại Nhật Bản, nếu có vấn đề phát sinh, Thực tập sinh lập tức thông tin về công ty, mọi vấn đề liên quan sẽ được cán bộ công ty trực tiếp xuống cơ sở và giải quyết trong thời gian nhanh nhất.
Phương châm của Công ty Hải Phong là: sẵn sàng bảo vệ đến cùng lợi ích hợp pháp của Thực Tập Sinh và người lao động.

Đọc tiếp Thu gọn

26. Thời gian từ khi trúng tuyển tới khi xuất cảnh là bao lâu? Lý do vì sao?

Có nhiều bạn thắc mắc về thời gian xuất cảnh , chúng tôi xin giải thích như sau:

Khoảng từ 4 đến 6 tháng, vì hồ sơ xét duyệt của chương trình thực tập sinh rất phức tạp và qua nhiều ban ngành thẩm định, đồng thời để đảm bảo các bạn làm tốt công việc và có thể giao tiếp tiếng Nhật tốt thì thời gian học 4 đến 6 tháng tiếng Nhật là cần thiết.

Đọc tiếp Thu gọn

27. Công ty có chính sách gì hỗ trợ người lao động không?

Công ty Hải Phong luôn luôn có chính sách hỗ trợ người lao động khi người lao động gặp khó khăn:

Khi người lao động trúng tuyển chính thức công ty sẽ hỗ trợ bộ hồ sơ vay vốn ngân hàng để tạo điều kiện tốt cho người lao động vay vốn. Số tiền vay được nhiều hay ít vẫn phụ thuộc vào sổ đỏ của gia đình. Và công ty vẫn khuyến khích người lao động khi tham gia   trình hãy chủ động về vốn.  

Đọc tiếp Thu gọn

28. Chính sách của công ty Hải Phong có gì khác?

Có nhiều bạn thắc mắc chính sách của công ty Hải Phong có gì khác để bạn quyết định lựa chọn. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn một số thông tin hữu ích:

– Chi phí thấp, minh bạch tài chính, được đảm bảo trong suốt quá trình tham gia thi tuyển đến khi về nước là yếu tố quan trọng đầu tiên trong chính sách của công ty Hải Phong.

– Lợi thế đơn hàng: Khi bạn lựa chọn Hải Phong thì chúng tôi có trách nhiệm trao cho bạn những cơ hội tốt nhất chúng tôi có. Tại Hải Phong bạn được lựa chọn trong rất nhiều đơn hàng để thi tuyển.

– Hải Phong là công ty uy tín: Hải Phong lựa chọn và sàng lọc nguồn Thực Tập Sinh khá kỹ lưỡng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình đào tạo cũng như thi tuyển của các bạn.

– Cam kết không môi giới: Tại Hải Phong chúng tôi nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi môi giới (không qua cò mồi, trung gian, làm việc chủ yếu trực tiếp thông qua các trường)

– Các em Thực Tập Sinh tại Nhật sẽ được chăm sóc, quản lý, hỗ trợ trong suốt thời gian sống và làm việc tại Nhật, sau khi về Việt nam sẽ được hỗ trợ miễn phí về tìm việc trong các công ty Nhật tại Việt Nam.

– Công ty Hải Phong luôn coi các bạn là khách hàng và tất nhiên nhân viên Hải Phong cũng được quán triệt phương châm này khi làm việc với các bạn.

Đọc tiếp Thu gọn

29. Quyền lợi và chi phí đi thực tập sinh là gì?

Quyền lợi và chi phí đi thực tập sinh làm việc tại Nhật được quy định rõ ràng tại Việt Nam, theo đó chương trình 03 năm chi phí tương ứng với 3600 USD,  tuy nhiên các TTS trước xuất cảnh bao giờ cũng mất chi phí về hồ sơ Visa, đào tạo…..thông thường có những công ty thu rất cao từ 6000 đến 8000 USD, đây là chi phí quá cao để đi Nhật, nếu có lời khuyên các bạn không nên đi hoặc cân nhắc kỹ khi lựa chọn công ty đưa đi Nhật nếu chi phí cao quá 4500 USD. Với Hải Phong chúng tôi, chi phí này chỉ là 3600 USD, đây là mức phí rất phù hợp với thu nhập của các gia đình Việt Nam, các bạn sẽ thực hiện được mong muốn làm việc tại Nhật dễ dàng hơn khi chọn Hải Phong JSC.

Ngoài ra theo cục quản lý lao động ngoài nước thì các bạn phải có khoản đặt cọc chống trốn. Tuy nhiên, với Hải Phong hầu như các bạn thực tập sinh không phải thực hiện cam kết đặt cọc này, do vậy vấn đề tài chính thì bạn và gia đình đã bớt đi rất nhiều áp lực cho việc đặt cọc này.

Thông thường, các công ty sẽ được phép thu tiền cam kết không quá 3000 USD và đặt cọc tại Ngân hàng chỉ định, sổ tài khoản tất nhiên mang tên bạn. Đây là số tiền đảm bảo các bạn không trốn hay vi phạm pháp luật tại Nhật Bản. Bạn có quyền lấy lại toàn bộ số tiền gốc và lãi sau thời gian làm việc tại Nhật mà không vi pham pháp luật (trốn, ăn chộm ăn cắp…). Tất nhiên bạn sẽ bị mất toàn bộ hoặc một phần số tiền này nếu bạn vi phạm pháp luật Nhật (trốn, ăn chộm ăn cắp…).

Hi vọng những thông tin trên các bạn có thể nắm sơ lược về quyền lợi và chi phí đi thực tập sinh làm việc tại Nhật.

Đọc tiếp Thu gọn

30. QUYỀN LỢI CỦA THỰC TẬP SINH KHI SANG NHẬT BẢN LÀM VIỆC LÀ GÌ?

Quyền lợi của Thực tập sinh khi sang thực tập kỹ năng tại Nhật Bản:

Đây là chương trình vừa học vừa làm, thông qua quá trình làm việc, thực tập kỹ năng thực tế tại Nhật Bản, Thực tập sinh vừa có điều kiện làm việc để nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, vừa có điều kiện học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ bản thân theo ngành nghề Thực tập.
Đi Nhật Bản thực tập, sau 03 năm, thực tập sinh có điều kiện trang bị cho mình một khả năng ngoại ngữ tiếng Nhật vững vàng, tác phong làm việc công nghiệp qua trải nghiệm thực tế tại đất nước phát triển hàng đầu thế giới và hơn nữa, kết thúc hợp đồng thực tập, về nước thực tập sinh được cấp chứng chỉ Thực tập và được công ty Hải Phong hỗ trợ về cơ hội việc làm ổn định ngay tại các khu công nghiệp liên doanh Việt – Nhật đang phát triển mạnh mẽ tại quê hương.

Đọc tiếp Thu gọn

31. Thu nhập của thực tập sinh được tính thế nào?

Thu nhập của Thực tập sinh thực tập Kỹ năng 03 năm tại Nhật Bản được chia ra làm hai giai đoạn cụ thể như sau:

– Thời gian thực tập kĩ năng 1: là 1 tháng rèn luyện thực tập kỹ năng của Thực tập sinh. Trong 01 tháng này, TTS được nhận một khoản chi phí hỗ trợ đào tạo, cụ thể khoảng 60.000 Yên/tháng (tương đương 600 USD/tháng). Ngoài ra, TTS được hỗ trợ hoàn toàn chi phí nhà ở, điện nước sinh hoạt và phương tiện đi lại.

-Thời gian thực tập kĩ năng 2: TTS chính thức đi làm tại cty tiếp nhận tại Nhật và đc phép làm thêm. Mức lương là mức lương tối thiểu nơi các TTS làm việc theo quy định mức lương tối thiểu theo vùng được pháp luật Nhật quy định.

Với mức thu nhập này, thông thường, sau 03 năm tu nghiệp tại Nhật Bản, TTS sau khi về nước, tích lũy được một khoản tiền dao động từ 450.000.000VNĐ – 600.000.000VNĐ/TTS (tương đương quy đổi tỷ giá tại 08/2015). Khoản dao động này phụ thuộc hoàn toàn vào năng suất và hiệu quả làm việc của TTS tại Nhật Bản, ngoài ra các TTS sau khi về nước còn nhận được tiền lương hưu trả làm 2 lần sau khi về nước ước chừng khoảng 3000 USD đến 5000 USD (khi tham gia bảo hiểm Nenkin)

Đọc tiếp Thu gọn

32. GIỜ LÀM VÀ CÁCH TÍNH GIỜ LÀM THÊM?

Doanh nghiệp Nhật trả lương theo đúng quy định về luật lao động Nhật Bản, lương người lao động được tính theo giờ (lịch nghỉ trong tuần thông thường theo lịch công ty tiếp nhận). Vậy quy định giờ làm và cách tính giờ làm thêm sẽ được tính như sau:

Theo Luật lao động Nhật Bản quy định thì giờ hành chính 01 ngày không quá 8 tiếng, một tuần không quá 40 giờ, ngoài thời gian giờ hành chính như trên thì được gọi là giờ làm thêm, mỗi giờ làm thêm bằng 125% lương giờ làm bình thường. Nếu làm đêm được trợ cấp ca đêm là 150%. Làm thêm vào thứ 7, chủ Nhật và các ngày lịch đỏ, lễ tết mức hỗ trợ làm thêm theo quy định hệ số làm thêm của luật lao động của Nhật Bản. Tuy nhiên việc làm thêm quá nhiều (trên 70 giờ) trong một tháng là điều vi phạm luật lao động ở Nhật nhưng một số doanh nghiệp vẫn tạo điều kiện cho Thực tập sinh làm thêm vượt số giờ quy định nhưng cần giữ kín thông tin này.

Đọc tiếp Thu gọn

33. Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản là gì?

Khái quát về chương trình thực tập sinh (TTS) kỹ năng Nhật Bản:
Vào thập niên 80 thì xã hội Nhật Bản bắt đầu phải đương đầu với việc dân số lao động giảm trầm trọng hay còn gọi là già hóa dân số và chính phủ Nhật đã xem xét đến việc tiếp đón làn sóng lao động người nước ngoài. Kết quả là năm 1990 Nhật đã cho ra đời chế độ Tu nghiệp sinh. Về bề ngoài của chế độ này là nhằm truyền bá kỹ thuật của Nhật ra nước ngoài, đặc biệt là các nước đang phát triển cũng như giúp cho các công ty của Nhật tiếp cận với môi trường quốc tế. Và thời điểm này cộng với cách tiếp nhận truyền thống là qua các công ty thì còn nảy sinh ra cách tiếp nhận thông qua nghiệp đoàn. Nghiệp đoàn có chức năng quản lý hướng dẫn các công ty tiếp nhận tu nghiệp sinh. Năm 1993 thì chính phủ Nhật đã cho phép TNS sau khi kết thúc tu nghiệp có thể lao động 2 năm tại Nhật để thực hành những kỹ năng đã tu nghiệp được (tổng là 3 năm).

Về chương trình thực tập sinh bắt đầu từ tháng 7 năm 2010 không còn chế độ 1 năm tu nghiệp, mà chỉ còn 1 tháng, từ tháng thứ 2 là thực tập sinh được nhận lương tối thiểu tại vùng nơi làm việc, thu nhập được tính theo giờ làm trong tháng.

Đây là chương trình hợp tác hỗ trợ đào tạo của Chính phủ Nhật Bản giành cho các nước đang phát triển. Với mục đích, xây dựng đội ngũ nhân lực nòng cốt, thông qua đó, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ tích cực sang đơn vị các nước phái cử thực tập sinh.

Đọc tiếp Thu gọn
Gửi câu hỏi của bạn tại đây!